Logo
Slogan

Những tác hại của nước đối với vòng bi, bạc đạn.

Nước là 1 trong nhưng nguyên nhân gây làm hư hỏng, giảm tuổi thọ của vòng bi, bạc đạn. Biết về cách nước tấn công và làm hỏng vòng bi như thế nào sẽ giúp chúng ta tìm ra phương pháp bảo vệ và giữ khô thoáng cho vòng bi, bạc đạn tốt hơn. Hơn nữa, khi sự ô nhiễm nước không thể tránh khỏi, những hiểu biết về các phát sinh hỏng hóc này cũng có thể có ích cho việc lựa chọn chất bôi trơn, vòng bi – bạc đạn và các chốt cho các mục đích bảo vệ.

 

Như chúng ta đã biết dù chỉ một lượng nhỏ nước thôi (ít hơn 500 ppm*) cũng có thể làm giảm tuổi thọ cơ bản của vòng bi, bạc đạn đáng kể. Sự thực là các nhà sản xuất vòng bi, bạc đạn cũng đã cảnh báo rằng sự tàn phá của nước lên các vòng bi, bạc đạn rất dễ gặp, tuy nhiên cũng tùy vào nhiều điều kiện mà ta nên biết để phòng tránh.

Mối nguy hại của vòng bi, bạc đạn.

Chắc không có chất bẩn nào phức tạp hơn, ác liệt hơn là nước. Các lý do vẫn đang được nghiên cứu, nhưng chúng bao gồm các trạng thái tồn tại khác nhau với dầu và nhiều sự biến đổi máy móc và vật lý trong quá trình vận hành. Nói riêng và nói chung, các vấn đề liên quan đến độ ẩm làm hỏng cả dầu nhớt và máy móc, diễn ra từ từ hay cũng có thể bất ngờ đột ngột. Không bao giờ được đánh giá thấp sự phá hủy tiềm tang của nước.

Nước có thể phá hủy bề mặt máy móc trực tiếp, dù cho ta có để tâm đến nó liên tục. Ở nhiều trường hợp, sự phá hủy mạnh mẽ nhất là hỏng hóc từ các phản ứng dây chuyền hay phân lớp. Ví dụ, nước trước tiên có thể dẫn đến sự ô xi hóa sớm của dầu bôi trơn. Khi các ô xít tiếp tục kết hợp với nước, sẽ tồn tại môi trường ăn mòn a xít.

Tương tự như vậy, sự ô xi hóa có thể hình thành hình thái dầu đặc và không tan. Những diễn biến này có thể gây trở ngại cho lưu lượng chảy của dầu và dẫn đến phá hủy vòng bi, bạc đạn. Không chỉ vậy, nước và môi trường ô xi hóa sẽ giữ không khí trong dầu, khuyếch đại các vấn đề về chất bôi trơn đi xa hơn nữa.

Cách thức gây hỏng hóc.

 

Để có thể mô tả tốt hơn các cách thức gây hỏng hóc của nước, dưới đây là các thông tin liên quan đến vấn đề này.

Sự ăn mòntừ gỉ sét do nước, thậm chí là nước có hòa tan cũng có thể gây nên sự hình thành gỉ sét. Nước đưa vào a xít, tiềm tang gây ra sự ăn mòn mạnh nhất. Các bề mặt gồ ghề và thủng lỗ do sự ăn mòn trên vòng đai vòng bi và các con lăn đã phá vỡ cấu tạo của dầu bôi trơn, khiến cho chúng bị giảm sức hoạt động.

Sự ô xi hóa: Nhiều vòng bi, bạc đạn chỉ có một lượng nhỏ chất bôi trơn, do đó nếu bị dính nước cũng có thể gây ra hiện tượng o xi hóa. Nhiệt độ cao bên cạnh các hạt kim loại nhỏ và nước có thể khiến ô xi hóa nhanh chóng và khiên cho chất bôi trơn không còn được môi trường bảo vệ ô xi hóa cần thiết. Các hậu quả tiêu cực này của sự ô xi hóa dầu nhớt là rất lớn.

Sự hao tổn tăng thêm: Chúng ta đang đề cập đến nước trong sự cạn kiệt của chất chống ô xi hóa trong dầu nhớt. Chúng bao gồm chất ức chế gỉ sét, chất làm tan, chất tẩy rửa và chất nhũ tương. Nước có thể hydro hóa một vài chất pha, chất tích tụ khác hoặc đơn giản là tẩy rửa chúng. Các chất phụ gia có chứa lưu huỳnh, phốt pho gặp nước có thể chuyển thành axít, làm tăng số lượng dầu chứa axit.

Hạn chế lưu lượng chảy: nước có tính đối cực cao, vì vậy, khả năng thú vị để thu dọn các chất dầu bẩn cũng đối cực (ví dụ ô xít, các chất phụ gia hỏng, các hạt bẩn, các bon và keo). Các chất vô định này gây cản trở đường đi của dầu, nút đệm và vòi phun, thứ cung cấp dầu cho vòng bi, bạc đạn. Khi mà các chất cặn này cản trở lượng dầu chảy, vòng bi, bạc đạn sẽ bị khan và hỏng hóc sẽ xảy ra. Thêm vào đó, bộ lọc cũng ảnh hưởng khi làm việc với các chất cặn này liên tục. Ở điều kiện giá lạnh, nước có thể hình thành nước đá tinh thể, cũng gây trở ngại có dầu tương tự vậy.

 

Sự sục khí và nổi bọt: nước hạ thấp sự kéo căng của dầu giữa hai bề mặt, điều mà có thể phá hỏng khả năng sự lưu chuyển không khí, dẫn đến sự sục khí và nổi bọt. Không khí có thể làm suy yếu tính năng bôi trơn của lớp dầu, làm tăng nhiệt, tạo ra sự ô xi hóa, gây ra các lỗ hổng và gây trở ngại dầu chảy.

Suy yếu lớp dầu bôi trơn: Các con lăn vòng bi, bạc đạn phụ thuộc lớn vào độ bám chắc của dầu bôi trơn để tạo ra một lỗ hổng dưới tải trọng. Nếu tải trọng quá lớn, tốc độ sẽ thấp hoặc sự bám dính sẽ mỏng, và tuổi thọ vòng bi sẽ thu ngắn lại. Khi các giọt nước nhỏ rơi xuống vùng tải trọng thì các khe hở sẽ bị lấp, kết quả là sự chà sát các bề mặt sẽ lớn. Chất bôi trơn thông thường sẽ cứng dưới lực tải trọng, điều rất cần để chịu được tải trọng khi hoạt động của vòng bi, bạc đạn.

Tuy nhiên, chất bám dính của nước thì chỉ là một độ nhớt và cái sự bám dính này duy trì không đổi, mặc cho tải trọng gây ra. Nó không tốt cho các vòng bi, bạc đạn có áp lực tải trọng cao. Kết quả là mất đi sự cứng cáp của chất bôi trơn có chứa nước.

Nhiễm vi khuẩn: nước vẫn được biết đến là chất xúc tác cho các loại vi sinh vật như nấm hay vi khuẩn.

Nước tẩy rửa: Khi mỡ bôi trơn nhiễm bẩn với nước, nó có thể làm mềm và chảy ra khỏi vòng bi, bạc đạn. Phun nước có thể tẩy rửa mỡ trực tiếp từ vòng bi, bạc đạn phụ thuộc tùy vào độ dày và điều kiện hoạt động của vòng bi, bạc đạn.

Giải pháp rõ ràng nhất cho các vấn đề về nước là một giải pháp chủ động, đó là, ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào trong dầu/mỡ bôi trơn và môi trường hoạt động của vòng bi.

Tin tức liên quan

Đối tác chiến lược

Hỗ trợ trực tuyến

Các mã số không có trong web, LH trực tiếp: 0919.822.505 ( Mr. Sơn)

Điện thoại:

Hỗ Trợ Kinh Doanh: 0977.189.348

Điện thoại:

Bộ phận kỹ thuật

Điện thoại:

Dành cho quảng cáo

QC WORKING
QC THOGOI
QC2 WORKING
QC2THOGOI
WORKING QC
tho gioi QC

Thư góp ý

Video Clip

Hình ảnh kho hàng

KH6
kh4
KH2
KH3
KH5